|
GIỚI THIỆU
|
|
|
|
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
|
|
|
|
DANH MỤC
|
|
|
|
THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
|
|
|
| |
|
|
Vệ sinh, an toàn thực phẩm
|
|
Thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 tỉnh, thành phố
|
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 7/9/2021 thí điểm thực
hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã,
thành phố của 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian thí
điểm là 1 năm.
|
|
UBND tỉnh ban hành Quyết định về tiêu chí đánh giá, xếp loại công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn
|
Ngày 20/8, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND về tiêu chí đánh giá, xếp loại công tác quản lý An toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
|
|
Cho ý kiến vào dự thảo Quyết định về tiêu chí chấm điểm và quy trình đánh giá, xếp loại công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Nghệ An
|
Sáng 13/7, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để cho ý kiến vào dự thảo Quyết định về tiêu chí chẩm điểm và quy trình đánh giá, xếp loại công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đồng chí Bùi Đình Long – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
|
|
Tạm giữ hơn 13 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
|
Thông tin vừa được Bộ Công an cho biết, ngày 4/7 vừa qua, Tổ công tác
Phòng 6, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường chủ trì, phối
hợp với Phòng 8, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và Đội Quản lý thị
trường số 5 – Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội tiến hành dừng xe, kiểm
tra ô tô tải mang Biển kiểm soát 51D-493.62, do lái xe Nguyễn Viết Dũng
(sinh năm 1993, thường trú tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) điều
khiển.
|
|
Nghệ An xử phạt 03 cơ sở vi phạm hành chính trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021
|
UBND tỉnh
vừa ban hành Kết luận 340/KL-UBND ngày 21/6 về việc thanh tra chấp hành các quy
định bảo đảm an toàn thực phẩm dịp “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm
2021 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
|
|
Bắt đối tượng vận chuyển bò chết vì viêm da nổi cục đi tiêu thụ
|
Đối tượng mua bò của một người
dân xóm 4, xã Đại Thành, huyện Yên Thành với giá 3,5 triệu đồng với ý
định mang đi tiêu thụ thì bị bắt quả tang.
|
|
Nghệ An xử phạt 2 nhà hàng vi phạm an toàn thực phẩm
|
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 nhà hàng “Không
có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi
sống, thực phẩm đã qua chế biến”.
|
|
|
|
|
|
HỎI ĐÁP
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, mức phạt đối
với hành vi buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thuộc diện tự công bố
sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm mà không thực hiện công bố sản phẩm
theo quy định của pháp luật hoặc không có bản tự công bố sản phẩm, Giấy tiếp
nhận đăng ký bản công bố sản phẩm?
|
Theo Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP
ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực
phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018 thì mức phạt đối với hành vi buôn bán, lưu thông trên
thị trường sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố sản
phẩm mà không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật hoặc không
có bản tự công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo
một trong các mức sau đây:
- Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm
đến 3.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm
từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm
từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ
7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm
từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm
từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm
từ trên 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm
từ trên 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm
từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm
từ trên 100.000.000 đồng./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, mức phạt đối với hành vi không thực hiện duy trì
hoạt động vệ sinh hàng ngày đối với hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích
phụ trợ?
|
Theo Khoản 2 Điều 22
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018 thì hành vi không thực
hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày đối với hệ thống nhà xưởng, thiết bị
và tiện ích phụ trợ sẽ bị phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Mức phạt này còn áp dụng cho các hành vi sau:
- Không thiết lập, duy
trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất, lưu thông phân
phối nhằm bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn
đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng;
- Không thực hiện và
lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông
phân phối để truy xuất mọi lô sản phẩm theo quy định của pháp luật;
- Không áp dụng các
biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ
nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo; không ghi chép kết quả vào hồ sơ ngay khi thực
hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất;
- Xuất nguyên vật liệu
để sử dụng khi chưa được đánh giá đạt chất lượng; xuất bán sản phẩm khi chưa
được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu;
- Không theo dõi độ ổn
định của sản phẩm theo quy định của pháp luật;
- Không có quy trình
quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra hoặc có
quy trình quy định nhưng không thực hiện theo quy trình; không ghi chép, lưu
giữ đầy đủ hồ sơ về các hoạt động giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, tự
kiểm tra./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, mức phạt đối với hành vi không thực hiện thông
báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật?
|
Theo Khoản 1 Điều 20
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018 thì hành vi không thực
hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của
pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng
Mức phạt này còn áp
dụng cho các hành vi:
- Không nộp 01 bản tự
công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật;
- Không lưu giữ hồ sơ
đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu bằng tiếng
nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và
không được công chứng theo quy định./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, mức phạt đối với trường hợp vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm đối với thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chiếu xạ?
|
Theo Điều 17 Nghị định
số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018 thì mức phạt đối với
trường hợp vi phạm quy định về điều
kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chiếu
xạ như sau:
- Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ các quy định
về vận chuyển, lưu giữ thực phẩm biến đổi gen, sinh vật biến đổi gen sử dụng
làm thực phẩm.
- Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sản xuất,
kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi
gen không có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ
điều kiện sử dụng làm thực phẩm; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật
biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có tên trong Danh mục sinh vật
biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm nhưng
không có giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực
phẩm; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ không
thuộc danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ; Thực hiện chiếu xạ thực phẩm
nhưng không tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ hoặc chiếu xạ thực phẩm
tại cơ sở chưa đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy
định của pháp luật. Ngoài mức phạt này, cơ quan chức năng buộc tiêu hủy thực
phẩm vi phạm các quy định trên./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, trong kinh doanh thức ăn đường phố, nếu thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn thì
bị xử phạt như thế nào?
|
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày
4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018 thì trong kinh doanh thức ăn đường phố,
nếu thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây
hại xâm nhập sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Mức phạt này còn áp dụng cho các hành vi:
- Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo
quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;
- Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm chín, thức ăn ngay./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, mức phạt đối với trường hợp vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
không bao gói sẵn và bao gói sẵn đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ?
|
Theo Điều 14 Nghị định
số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018 quy định mức phạt đối
với trường hợp vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực
phẩm trong kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn và bao gói
sẵn đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ như sau:
- Phạt tiền từ 500.000
đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thực phẩm bị hỏng, mốc, bụi
bẩn hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm khác. Ngoài mức phạt này, buộc
thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm
đối với vi phạm quy định.
- Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Nơi kinh
doanh, bày bán, bảo quản thực phẩm bị côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; Vi
phạm quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo
quản thực phẩm; Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm đối
với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, mức phạt đối với trường hợp vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống
có nguồn gốc thực vật?
|
Theo Điều 13 Nghị định
số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018 quy định những trường
hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn
gốc thực vật vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không có quy
định nội bộ về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất; Không
thực hiện đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm một lần theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sơ chế, chế biến thực phẩm mà
không có các quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm
cuối cùng.
- Phạt tiền từ 01 lần
đến 02 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực
phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn
thực phẩm vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật. Ngoài mức phạt này, cơ
quan chức năng còn buộc phải thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm
hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm vi phạm./.
|
|
Câu hỏi:
Xin hỏi, mức phạt đối với trường hợp vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật,
sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm?
|
Theo Điều 12 Nghị định
số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018 thì việc vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh
động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm sẽ bị xử phạt như
sau:
- Phạt tiền từ 01 lần
đến 02 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi
sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị.
- Phạt tiền từ 02 lần
đến 03 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi
sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ô nhiễm vi sinh vật; tồn dư chất, hóa
chất vượt giới hạn theo quy định của pháp luật.
Ngoài các mức phạt
trên, cơ quan chức năng còn buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực
phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, mức phạt đối với hành vi khai
thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc
tố tự nhiên?
|
Theo Khoản 6 Điều 11
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018 quy định về phạt tiền đối với hành vi khai thác, thu gom, sơ chế,
bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên theo một
trong các mức sau:
a) Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý khai thác loài thủy
sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người bị cấm dùng làm thực
phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển thủy sản có độc
tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển
thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
d) Phạt tiền từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản,
chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức
khỏe con người dùng làm thực phẩm, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép. Ngoài ra, hành vi này còn bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.
Ngoài ra, trong trường
hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn
thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự thì cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản
phẩm vi phạm đối với các điểm b, c và d.
Ngoài các mức phạt
trên, nếu cơ sở khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các
loài thủy sản có độc tố tự nhiên sẽ
bị cơ quan chức năng tịch thu tang vật; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm./.
|
|
Câu hỏi: Xin hỏi, mức phạt đối với những hành vi đưa tạp
chất vào thủy sản; sản xuất, kinh doanh, sử dụng thủy sản có tạp chất?
|
Theo Khoản 5 Điều 11
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018 quy định về hành vi đưa tạp chất vào thủy sản; sản xuất, kinh
doanh, sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào hoặc có chất bảo quản cấm
sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng theo một trong các mức sau đây:
- Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào
thủy sản hoặc sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế
biến thực phẩm;
- Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào
thủy sản; sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào hoặc thực
hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, bảo quản thủy sản có tạp chất do được
đưa vào để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trừ vi phạm đối với hành
vi đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sử dụng thủy sản có
tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Phạt tiền từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm thủy sản có chất bảo quản là chất, hóa chất cấm sử dụng hoặc
ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, trong trường
hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn
thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự thì cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản
phẩm vi phạm.
Ngoài các mức phạt trên, hành vi đưa tạp
chất vào thủy sản; sản xuất, kinh doanh, sử dụng thủy sản có tạp chất do được
đưa vào hoặc có chất bảo quản cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng
còn có hình thức phạt bổ sung gồm: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản
xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng; Tịch thu tang vật; Buộc thay
đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản
không đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các vi phạm trên./.
|
|
|
|
| |