Sáng 27/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức phiên
họp thường kỳ tháng 9/2021 để nghe và cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì phiên họp.
Tham dự phiên họp có các đồng chí: Nguyễn Văn
Thông – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các Sở,
ban, ngành.
Quang cảnh
phiên họp
Tiếp tục giữ vững thành quả phòng, chống
COVID-19 đã đạt được
Tại phiên
họp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghe và cho ý kiến tình hình kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, đối ngoại 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ và giải pháp 3 tháng
cuối năm 2021.
Phó Chủ tịch
Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng
đầu năm 2021
Theo đó,
trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cả hệ thống chính trị đã vào
cuộc, với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân
trong việc triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ,
giải pháp phòng chống dịch. Đến nay, tình hình dịch trên địa bàn tỉnh cơ bản đã
được kiểm soát, toàn bộ 21/21 huyện, thành, thị đã được chuyển sang trạng thái
bình thường mới.
Tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDRP) 9 tháng năm 2021 ước đạt 6,03%. Thu ngân
sách nhà nước ước thực hiện 13.219 tỷ đồng, đạt 94,2% dự toán. Chi ngân sách
địa phương ước thực hiện 19.520 tỷ đồng, đạt 75,9%.
Hoạt động
đối ngoại, xúc tiến đầu tư được quan tâm chỉ đạo triển khai phù hợp với tình
hình, diễn biến của dịch bệnh. Tỉnh đã tập trung xây dựng, hoàn thiện các cơ
chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Các công trình trọng điểm
được tập trung đẩy nhanh tiến độ. Tính đến ngày 20/9/2021, toàn tỉnh đã cấp mới
cho 77 dự án, điều chỉnh 102 dự án, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là
21.950 tỷ đồng; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý
đạt 52,38% kế hoạch giao chi tiết.
Các lĩnh vực
văn hóa – xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, nhất là tập trung cao cho công
tác phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội. Tổ chức tốt các kỳ thi đảm bảo
nghiêm túc, an toàn. Công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính tiếp tục
được quan tâm chỉ đạo. Quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững, trật tự an
toàn xã hội được bảo đảm.
Tuy nhiên,
tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động
sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn, hoạt động gián đoạn, cầm chừng, phát sinh thêm nhiều chi phí cho công tác
phòng chống dịch. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn cùng kỳ 2020…
Phát biểu
tại phiên họp, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản đồng tình với
các nội dung Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình tại phiên họp. Tuy nhiên, các đồng
chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp
hiệu quả để giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản; giải quyết việc làm cho
người lao động trở về từ các địa phương có dịch. Đồng thời, thực hiện tốt các
chính sách an sinh xã hội; tăng gia sản xuất để đảm bảo lương thực để đáp ứng
nhu cầu của bà con nhân dân…
Tại phiên họp,
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cho biết: Trong thời gian qua, tỉnh đã tập
trung tối đa cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhờ đó, dịch COVID-19
trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được kiểm soát và khống chế. Việc thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội vẫn duy trì được kết quả tương đối tích cực. Khu
vực nông nghiệp tiếp tục giữ vững, tạo ra tính ổn định, nền tảng, là trụ đỡ cho
nền kinh tế; công nghiệp phát triển tương đối ổn định. Kim ngạch xuất nhập khẩu
trên địa bàn tỉnh tăng trưởng tốt, đạt 1,1 tỷ USD…
Chủ tịch
UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị bên cạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19,
cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội
Tuy nhiên,
do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất
kinh doanh, đời sống của nhân dân. Việc tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn bị ngưng
trệ. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, một số dự án chưa thực hiện việc
giải ngân…
Về nhiệm vụ,
giải pháp 3 tháng cuối năm, người đứng đầu UBND tỉnh cho biết, sẽ tập trung cao
nhất cho công tác phòng chống dịch; giữ vững thành quả của công tác phòng chống
dịch COVID-19, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19 từ mục tiêu "không có COVID" sang thích ứng an toàn, linh
hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 để vừa phòng, chống dịch có hiệu
quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó,
thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế; tập trung đôn đốc cho các ngành,
lĩnh vực có thể tăng thêm để bù đắp cho các ngành, lĩnh vực bị giảm sút do dịch
bệnh COVID-19; xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn
tỉnh; thực hiện tốt các biện pháp an sinh xã hội. Đối với vấn đề lao động, việc
làm, hiện nay, tỉnh đang tổ chức rà soát lại số lao động trở về trên địa bàn
tỉnh để tổ chức đào tạo nghề, phối hợp để đưa lao động vào làm việc tại các
doanh nghiệp…
Bí thư Tỉnh ủy Thái
Thanh Quý kết luận
Điểm lại
những kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý khẳng
định: Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với bối
cảnh của cấp ủy Đảng, chính quyền; sự tin tưởng, đồng hành của nhân dân, tỉnh
ta đã giành được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đối với
nhiệm vụ những tháng cuối năm, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành tiếp
tục giữ vững thành quả phòng chống dịch COVID-19 đã đạt được. Các cấp chính
quyền phải nắm vững địa bàn, nắm chắc di biến động dân cư; không được chủ quan,
lơ là trong phòng chống dịch.
Áp lực hoàn
thành chỉ tiêu năm 2021 hết sức nặng nề trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn
biến phức tạp, tình hình thiên tai, mưa bão, vì vậy, cần tổ chức rà soát những
ngành còn dư địa để chỉ đạo, tổ chức sản xuất bù đắp cho các ngành không có dư địa
phát triển. Đồng thời, thành lập tổ công tác để chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ
thể cho các đồng chí lãnh đạo.
Cùng với đó,
tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho
người lao động; thống kê, phân tích tình hình lao động của địa phương để đưa ra
giải pháp phù hợp với tình hình thực tế; tiếp tục hỗ trợ cho người dân, doanh
nghiệp để khơi thông nguồn hàng đang tồn đọng; nghiên cứu để đưa ra các giải
pháp sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình…
Phát triển Khu kinh tế Đông
Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An
Tiếp đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến về dự thảo Đề án phát triển
Khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An. Đây
là nội dung trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh nhiệm kỳ 2020 -2025.
Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam Lê Tiến Trị trình bày đề án
Đề án hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển
Khu kinh tế Đông Nam thành khu vực phát triển kinh tế năng động, có sức hấp dẫn và cạnh tranh
cao trong khu vực Bắc Trung Bộ, trọng tâm
phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, Đông Hồi,
tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, thúc
đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng giá trị sản xuất, tăng nguồn thu
ngân sách, giải quyết nhiều việc làm và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi
trường, phòng chống thiên tai và ứng phó
với biến đổi khí hậu.
Đến năm 2025, thực hiện điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế
Đông Nam lên 80.000 ha, trong đó diện tích khu công nghiệp khoảng 15.000 ha, đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An. Giai
đoạn 2021 – 2025, thu hút đầu tư 100 đến 120 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng
75.000 – 90.000 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư nước ngoài khoảng 2,26 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt trên 60% so với vốn
đầu tư đăng ký. Thu ngân sách trong Khu
kinh tế Đông Nam, các Khu công nghiệp đến năm 2025 chiếm khoảng 20- 25% tổng
thu ngân sách trên địa bàn tỉnh; giải quyết việc làm cho người lao động khoảng
80.000 - 100.000 người…
Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Thái
Thanh Quý nhấn mạnh: Sau 13 năm thành lập, Khu Kinh tế Đông Nam đã và đang
khẳng định vai trò của mình trong thu hút đầu tư. Khu kinh tế Đông Nam đã kêu gọi
được nhà đầu tư có tiếng tăm vào đầu tư trên địa bàn tỉnh, đã thu hút được hơn
30 nghìn lao động…
Tuy nhiên, quy hoạch Khu Kinh tế Đông Nam chưa theo sát được nhu cầu đầu tư, phát
triển kinh tế - xã hội, một số khu chức năng không còn phù hợp; hiệu quả thu
hút đầu tư và hiệu quả sử dụng đất chưa cao, chưa thu hút được nhiều dự án có
quy mô lớn, công nghệ hiện đại; hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài khu
công nghiệp, khu kinh tế còn thấp so với nhu cầu…
Để Khu Kinh tế Đông Nam trở thành khu kinh tế hấp dẫn, năng động trong
khu vực, cần tham mưu đề xuất để Khu Kinh tế Đông Nam trở thành khu kinh tế
trọng điểm của cả nước; xây dựng hạ tầng động bộ, hoàn thiện quy hoạch Khu Kinh
tế. Trong đó, cần tập trung để xây dựng Cảng Cửa Lò trở thành cảng nước sâu;
hoàn thiện mở rộng đường bay của Cảng hàng không quốc tế Vinh. Bên cạnh đó, Khu
Kinh tế Đông Nam phải đổi mới; tiếp tục tham mưu các cơ chế, chính sách để thu
hút các doanh nghiệp, chuẩn bị nguồn lực lao động cho các doanh nghiệp…
Cũng trong sáng nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất ban hành Nghị
quyết của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thị xã Thái
Hòa trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Bắc Nghệ An, giai đoạn 2022-2023.
Theo Nghị quyết, thị xã Thái Hòa sẽ được hưởng các cơ chế, chính sách
gồm: Cơ chế thu tiền sử dụng đất; hỗ trợ 3.000 tấn xi măng PCB40/năm để nâng
cấp, xây dựng đường giao thông, công trình thủy lợi và xây dựng đô thị văn
minh; chính sách bố trí kinh phí sự nghiệp thị chính, môi trường và hỗ trợ khác
80 tỷ đồng/năm để duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng, đường,
vỉa hè, hệ thống cấp nước và thoát nước, công viên cây xanh… và chi sự nghiệp
kinh tế khác.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông đề nghị rà soát lại các
chỉ tiêu của dự thảo Nghị quyết
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết về
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại các chỉ tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp để tránh trùng lặp. Đối với các giải pháp, cần bổ sung thêm vai trò
của gia đình, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị trong nâng cao chất
lượng giáo dục.
PT
|